Bệnh thủy đậu rất nguy hiểm dù xảy ra ở người lớn hay trẻ em. Nếu không biết cách phòng tránh và chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu thêm về bệnh này.
Bệnh thủy đậu là một trong số những bệnh được xem là nguy hiểm và dễ lây lan nhất hiện nay. Mỗi người trong chúng ta cần có những kiến thức cơ bản về bệnh này cũng như là cách phòng tránh và chữa trị, để chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình.
Nội dung bài viết
- 1. Tìm hiểu về bệnh thủy đậu
- 1.1. Bệnh thủy đậu là gì?
- 1.2. Nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh
- Giai đoạn ủ mầm bệnh
- Giai đoạn bộc phát bệnh
- Giai đoạn toàn phát hoàn toàn
- Giai đoạn bình phục
- Những biến chứng nguy hiểm khi bị thủy đậu
- 3. Cách phòng tránh và chữa trị
- 3.1. Các cách phòng tránh bệnh thủy đậu
- 3.2. Phương pháp chữa trị
- Một số lưu ý
- Sử dụng thuốc trong điều trị
- 4. Năm cách chữa trị sẹo hiệu quả khi bị thủy đậu
- 4.1. Dùng nghệ tươi để trị sẹo
- 4.2. Trị sẹo thủy đậu nhờ dầu dừa
- 4.3. Sử dụng mật ong
- 4.4. Sử dụng giấm táo để trị sẹo thủy đậu
- 4.5. Trị sẹo thủy đậu bằng cách dùng kem Hiruscar
- 4.6. Kết luận
1. Tìm hiểu về bệnh thủy đậu
Thủy đậu là một loại bệnh lành tính, triệu chứng bệnh thường thấy là những mụn nước nhưng lại dễ nhiễm trùng huyết, viêm não,.. Tuy triệu chứng nhìn có vẻ nhẹ nhưng lại rất nguy hiểm nhất là đối với phụ nữ đang mang thai, ảnh hưởng đến thai nhi như có thể gây sẩy thai, dị tật,…
1.1. Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu theo dân gian còn có cái tên gọi khác là trái rạ, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân chủ yếu do virus thủy đậu Varicella virus gây ra. Virus này chính là tác nhân gây bệnh thủy đậu chủ yếu ở trẻ em, bệnh zona đối với người lớn.
Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan từ người này sang người khác một cách nhanh chóng, trẻ em sức đề kháng kém nên dễ mắc phải hơn người lớn. Mùa xuân thời tiết mát mẻ, dễ chịu, môi trường thuận lợi cho virus phát triển nên bệnh bùng phát mạnh mẽ hơn.
Người bị thủy đậu sẽ xuất hiện các mụn nước phồng rộp có thể là tại một số bộ phận và lây lan sang khắp cơ thể, ngay cả trong miệng và niêm mạc lưỡi của chúng ta. Bệnh rất dễ lây nhiễm bằng nhiều con đường khác nhau như lây qua tuyến nước bọt,…
Chính vì vậy mỗi một người cần có kiến thức cơ bản về bệnh trái rạ để có phương hướng đề phòng và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

1.2. Nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh
Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây bệnh chính là do virus thủy đậu Varicella gây ra, cùng với sức đề kháng yếu, tạo cơ hội gây bệnh. Thủy đậu rất dễ truyền nhiễm và lây truyền từ bộ phận này sang toàn cơ thể, từ người này sang người kia bằng con đường tiếp xúc trực tiếp, qua không khí như tuyến nước bọt (ho, hắt xì, giao tiếp) hay từ chất dịch ở những nốt phỏng rộp.
Ngoài ra bệnh thủy đậu dễ lây lan gián tiếp qua các đồ vật bị nhiễm chất dịch nếu sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị như: khăn lau mặt, bàn chải đánh răng, đồ dùng vệ sinh khác và sinh hoạt chung.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu dễ dàng nhận biết qua bốn giai đoạn và mỗi giai đoạn sẽ phát triển mức độ nguy hiểm như sau:
Giai đoạn ủ mầm bệnh
Đây là giai đoạn đầu tiên khi mới bị nhiễm virus, kéo dài trong khoảng thời gian 10 – 20 ngày trước khi phát bệnh. Vì là giai đoạn ủ bệnh nên chúng ta khó mà phát hiện các dấu hiệu của bệnh thủy đậu.
Giai đoạn bộc phát bệnh
Giai đoạn này đã xuất hiện những triệu chứng như nhức đầu, sốt nhẹ, cơ thể cảm thấy mệt mỏi mất sức. Những nốt phát ban đỏ liti bắt đầu nổi lên. Một số người bị bệnh còn nổi hạch sau tai và viêm họng.
Giai đoạn toàn phát hoàn toàn
Bệnh nhân bị thủy đậu lúc này bắt đầu sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, đau đầu, mỏi nhức đau các cơ. Những nốt ban bắt đầu phỏng nước tròn to, đường kính khoảng 1 – 3mm, gây ngứa, rát, khó chịu. Nhất là với trẻ em sự chịu đựng kém hơn nên càng khó khăn hơn.
Càng ngày những mụn nước này sẽ lây lan ra toàn thân bệnh nhân. Nếu bị nhiễm trùng thì sẽ nặng hơn, chất dịch, mủ nhiều hơn trong mụn nước màu đục.
Giai đoạn bình phục
Kể từ khi phát bệnh đến khi những mụn nước tự vỡ ra là 7 – 10 ngày. Vỡ ra sau đó sẽ khô lại, bong vảy vậy nên giai đoạn này ảnh hưởng nhiều đến việc bị sẹo thâm.
Chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ các vết thủy đậu thật cẩn thận, tránh để nhiễm trùng gây ra những hậu quả xấu hơn. Nên kết hợp sử dụng các loại thuốc, kem trị sẹo, trị thâm, nếu không xử lý khéo léo kiên trì thì sau khi bị thủy đậu sẽ mắc sẹo lõm, khiến bạn mất tự .

Những biến chứng nguy hiểm khi bị thủy đậu
Tuy nhìn chung bệnh thủy đậu lành tính, sẽ khỏi sau một thời gian bị bệnh nhưng những biến chứng nó gây ra lại rất nguy hiểm, vậy nên cần có biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách.
Dưới đây là các biến chứng gây ra:
- Nếu không vệ sinh sạch sẽ dễ gây nhiễm trùng, lở loét các mụn nước nếu bị vỡ, gây chảy máu. Vậy nên điều chúng ta nên kiêng ở đây là không được gãi ngứa, nhất là trẻ em do không chịu được.
- Bị viêm não, viêm màng não. Biến chứng này xảy ra ở cả trẻ em và người lớn nhưng khả năng cao người lớn dễ bị hơn. Đi kèm đó là sốt cao, co giật, rối loạn tri giác, rung giật. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
- Gây viêm phổi. Biến chứng này đa số xảy ra với người trưởng thành sau 3 – 5 ngày phát bệnh. Ho nhiều có khi ho ra máu, tức ngực, khó thở.
- Viêm thận và cầu thận cấp. Triệu chứng đó là đi tiểu ra máu, thận suy yếu.
- Biến chứng đối với phụ nữ đang mang thai. Nếu trước 5 ngày khi sinh và 2 ngày sau sinh mẹ bị thủy đậu thì sẽ lây bệnh sang con, nguy hiểm cho bé có thể là bị khuyết tật, nặng hơn là tử vong. Vậy nên bạn cần có kế hoạch để tránh trường hợp xấu xảy ra cho cả mẹ và bé.
- Bị viêm tai giữa, viêm thanh quản. Nếu bị thủy đậu quanh khu vực này, các nốt mụn lở loét, gây nhiễm trùng sưng tấy, đau nhức rất nhiều.
3. Cách phòng tránh và chữa trị
3.1. Các cách phòng tránh bệnh thủy đậu
Một biện pháp hiệu quả lâu dài và an toàn nhất đối với tất cả chúng ta đó là đi tiêm chủng vắc xin thủy đậu. Nhất là với những gia đình có trẻ nhỏ thì việc tiêm phòng cần được chú ý hơn, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và tiêm đúng thời gian, liều lượng.
Tham khảo lịch tiêm như sau:
- Mũi 1: Khi trẻ trên 1 tuổi
- Mũi 2: Tiêm trẻ từ 1 – 13 tuổi, mỗi mũi tiêm cách tối thiểu 3 tháng. Trẻ từ 13 tuổi trở lên: tiêm cách mũi một ít nhất 1 tháng.
Trong trường hợp tiếp xúc với người bị thủy đậu mà bạn chưa tiêm vắc xin phòng ngừa thì cần đến cơ sở y tế tiêm ngừa trong 3 ngày sau đó. Tuyệt đối không tiếp xúc với người bệnh hay sử dụng đồ dùng chung. Cần cách ly với những người xung quanh tránh lây nhiễm lan rộng.
3.2. Phương pháp chữa trị
Hiện nay bệnh thủy đậu chưa tìm ra thuốc đặc trị, chỉ có các loại thuốc cùng phương pháp hỗ trợ điều trị mà thôi. Do đây là căn bệnh lành tính nên có thể tự điều trị tại nhà theo sự chỉ định của bác sĩ mà không phải tới bệnh viện. Nếu không may bị các biến chứng cần tới ngay bệnh viện để được điều trị theo liệu trình của các bác sĩ, đảm bảo tính an toàn cho bản thân.
Một số lưu ý
- Mặc những bộ đồ rộng, chất liệu vải mềm, thoáng mát, độ thấm hút mồ hôi tránh nguy cơ làm vỡ những nốt mụn nước, tránh ra gió.
- Cố gắng chịu đựng, không gãi vào những nốt mụn nước để tránh chất dịch thủy đậu lây lan ra vùng khác.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng những dung dịch sát khuẩn, không tắm nước lạnh, cần dùng nước ấm.
- Nếu nghi ngờ biến chứng của thủy đậu cần đưa bệnh nhân đến các bệnh viện uy tín ngay để kịp thời chữa trị.
- Chủ động cách ly với mọi người xung quanh tránh lây nhiễm lan rộng cho người khác.
- Nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, ăn nhạt nết bị thủy đậu vùng niêm mạc lưỡi và trong miệng.
Sử dụng thuốc trong điều trị
- Đối với nốt mụn trên người, chúng ta có thể sử dụng thuốc tím bôi trực tiếp lên, mục đích kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành sau khi khỏi bệnh.
- Sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi vào những mụn nước nếu nó vỡ ra. Tuyệt đối không sử dụng thuốc mỡ Tetaxilin, Penicillin hay thuốc đỏ nhé.
- Không được dùng kem trị ngứa chứa thành phần Phenol đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ đang mang thai.

4. Năm cách chữa trị sẹo hiệu quả khi bị thủy đậu
4.1. Dùng nghệ tươi để trị sẹo
Từ lâu nghệ tươi được biết đến có công dụng tuyệt vời trong trị sẹo thâm hiệu quả. Trong nghệ chứa thành phần hàm lượng cao curcumin, giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, giúp hình thành da non nhanh hơn.
Bạn nên chọn các củ nghệ già, rửa sạch loại vỏ xay nhuyễn chắt lấy nước cốt. Vệ sinh sạch chỗ bị thủy đậu, lấy tăm bông thấm nước cốt nghệ và thoa đều lên trong vòng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Nên kiên trì để có hiệu quả tốt nhất nhé.
4.2. Trị sẹo thủy đậu nhờ dầu dừa
Dầu dừa giúp kích thích tái tạo da. Trong nó có tính oxi hóa tự nhiên giúp những vết sẹo bị thâm nhanh chóng phai mờ và làm dịu vết sẹo trong quá trình lên da non. Cách dùng là bạn thoa trực tiếp dầu dừa lên vết sẹo bị thủy đậu.
4.3. Sử dụng mật ong
Sử dụng mật ong cũng là một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả trong hỗ trợ trị thâm do thủy đậu. Công dụng mật ong đó là chống viêm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa xảy ra, làm giảm vết thâm, mềm da, giúp da chắc khỏe. Nên sử dụng mật ong nguyên chất để có kết quả tốt nhất.
4.4. Sử dụng giấm táo để trị sẹo thủy đậu
Chỉ cần một lượng nhỏ giấm táo cũng có thể khiến sẹo thủy đậu bị đánh bay. Trong giấm táo chứa hàm lượng axit nhỏ và lượng vitamin, khoáng chất dồi dào. Giúp da kích thích, tái tạo và làm sáng da.
4.5. Trị sẹo thủy đậu bằng cách dùng kem Hiruscar
Sản phẩm Hiruscar của nhật là một sản phẩm chuyên trị sẹo. Hiệu quả bời vì nó chứa các thành phần chính như: Mps, allium cepa, vitamin E, vitamin B3, và allantoin.
Sản phẩm đã được kiểm chứng bởi các bác sĩ da liễu có tác dụng lớn trong quá trình chăm sóc da với những vết sẹo lõm, sẹo do thủy đậu gây ra.
Bạn chỉ cần bôi thuốc trực tiếp lên những vết sẹo thủy đậu bắt đầu khô 5 – 7 lần/ngày. Tránh những vết thương hở. Kiên trì lâu dài sẽ có kết quả tốt.
4.6. Kết luận
Qua bài viết trên hy vọng đã giúp tất cả mọi người có thêm những kiến thức cơ bản về bệnh thủy đậu, cách phòng tránh cũng như chữa trị. Đây là căn bệnh rất dễ mắc phải ở mỗi người nhất là trẻ em, vậy nên cần chủ động phòng bệnh trước.
Ngoài ra chúng ta cần tập luyện thể dục thể thao cũng như kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để có một sức khỏe tốt nhất nhé!
Xem thêm: