Bệnh Viêm Kết Mạc Và Các Phương Pháp Điều Trị

Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ thường do vi khuẩn, vi rút hay do các tác nhân dị ứng gây ra. Bệnh có tính lây lan rất nhanh khi tiếp xúc với nhau. Vậy bệnh có những triệu chứng và chúng ta điều trị bệnh này như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh viêm kết mạc

1.1 Bệnh viêm kết mạc là gì?

Bệnh viêm kết mạc còn gọi là bệnh đau mắt đỏ vào màu hè bệnh này rất hay xảy ra và bệnh cũng có tính lây lan có thể thành dịch. Mắt bị viêm sẽ rơi vào trạng thái bị nhiễm trùng dẫn đến mắt bị sưng và đỏ.

1.2 Nguyên nhân dẫn đến

viêm kết mạc
Nguyên nhân viêm kết mạc

Bệnh đau mắt đỏ có vài nguyên nhân sau mà chúng ta cần nắm rõ để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. các nguyên nhân chính khiến mắt chúng ta bị viêm kết mạc, trong đó có 3 yếu tố chính: do vi khuẩn, do virus và do dị ứng. Chúng ta có thể diễn giải như sau:

Do vi rút

Một trong những tác nhân chủ yếu gây bệnh viêm kết mạc ở mắt đó là do có sự tấn công của loại virus chủ yếu có tên là là adenovirus và herpesvirus .Có thể nói đây là nguyên nhân chính nó gây đến 80% bệnh nhân vì nguyên nhân này. bệnh có tính lây lan nên mọi người xung quanh đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh mắt  rất cao nếu như họ tiếp xúc với nước mắt của người bệnh.

Do vi khuẩn

Bệnh viêm kết mạc cũng thường xuất hiện do vi khuẩn gây nên, người bệnh thường sẽ có dịch trên mắt tiết ra. Mọi người xung quanh ai tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh sẽ bị lây bệnh. Trong môi trường ô nhiễm có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh như: do vi khuẩn tụ cầu, do vi khuẩn Haemophilus, do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae,… bệnh sẽ nghiêm trọng khi người bệnh không biết cách chăm sóc mắt và có thể gây tổn thương nặng cho mắt khi không được điều trị.

Do bị dị ứng

Một số người gặp hiện tượng viêm kết mạc bởi họ bị dị ứng với một số tác nhân sau: 

Phấn hoa là tác nhân gây dị ứng có thể dẫn đến viêm kết mạc mắt của chúng ta.

Lông vật nuôi khi tiếp xúc phải hết sức cẩn thận cũng là tác gây ra

Những người có đôi mắt nhạy cảm khi tiếp xúc với những đồ vật lạ thì nên hết sức cẩn thận. 

Bên cạnh đó, các loại hóa chất cũng được coi là tác nhân khiến con người bị viêm kết mạc. Nhiều người sau khi tiếp xúc hóa chất clo trong hồ bơi, sử dụng mỹ phẩm có thể gây nên.

Ngoài ra, rất nhiều tác nhân làm bệnh viêm kết mạc xảy ra, môi trường ô nhiễm bụi bẩn xung quanh chúng ta hoặc việc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác có bệnh vô tình khiến chúng ta nhiễm bệnh theo.

Nếu không kiểm soát tốt, bệnh sẽ bùng phát và trở thành dịch bệnh trên diện rộng. Vì thế, mỗi người chúng ta không được chủ quan với bất cứ biểu hiện nào của bệnh.

1.3 Triệu chứng của bệnh

viêm kết mạc
Triệu chứng viêm kết mạc

Như đã nên ở trên nó có nhiều các tác nhân rất khác nhau thì triệu chứng của bệnh cũng khác nhau theo các tác nhân gây bệnh

Do vi rút

Mắt bị viêm do vi rút có thể phát sinh thành dịch bệnh trên diện rộng với các triệu chứng như sau :

  • Kết mạc ở mắt bị đỏ.
  • Người bị viêm kết mạc có biểu hiện ngứa, nước mắt chảy nhiều, cảm giác xốn mắt.
  • Mí mắt bị phù mi, thường xuất hiện mạc giả ở mắt.
  • Bệnh có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng như: bị ho, hay hắt hơi,  bị sốt, nổi hạch.
  • Khi có biến chứng: người bệnh sẽ cảm giác chói mắt,  mắt bị giảm thị lực, vùng giác mạc bị thâm nhiễm

Viêm kết mạc do vi rút có thể xảy ra ở một hoặc hai bên mắt.

Do vi khuẩn

  • Mắt xuất hiện rất nhiều gỉ mắt (ghèn) màu xanh hay vàng xanh tạo chất kết dính 2 mí mắt khi thức dậy
  • Tạo nên cảm giác ngứa, chảy nước mắt nhiều.
  • Kết mạc mắt bị đỏ lên do viêm.
  • Trường hợp nặng sẽ gây viêm loét giác mạc, thị lực bị giảm không thể phục hồi được.
  • Có thể bị một mắt hoặc cả hai bên mắt.

Viêm kết mạc mắt do dị ứng

  • Bệnh viêm kết mạc này thường xuất hiện theo mùa, hay tái phát lại sau khi hết
  • Có triệu chứng chảy nước mắt, ngứa mắt rất nhiều.
  • Viêm kết mạc do dị ứng thường kèm theo bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Bệnh viêm dạng này thường xảy ra ở cả hai mắt.

1.4 Phòng tránh bệnh viêm kết mạc

Những vật dụng gây lây bệnh

Bệnh viêm kết mạc là bệnh rất hay thường gặp, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu do vi rút thì có thể lây lan thành dịch và bệnh có thể để lại một số di chứng nguy hiểm cho mắt. Nên để phòng tránh bệnh, chúng ta nên tự giác thực hiện các vấn đề sau:

Khăn mặt và chăn gối là những đồ vật có nguy cơ lây lan bệnh viêm kết mạc mắt cao nên chúng ta cần chú ý hạn chế sử dụng chung với mọi người xung quanh, nó có thể lây nhiễm cho mình hoặc mình có thể lây nhiễm cho người khác.

Đặc biệt, giữ vệ sinh cá nhân, việc rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn sau khi đi ra đường, và sau khi tiếp xúc với người bệnh là rất cần thiết. 

Những hạn chế khi mắc bệnh

Chúng ta  không nên dụi mắt quá nhiều lần vì trên tay chúng ta nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ có rất nhiều vi khuẩn lưu trú tại đây. 

Cuối cùng, để tránh sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh tới mắt, chúng ta nên đeo kính râm khi ra đường hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm để bảo vệ đôi mắt.

Khi sử dụng kính áp tròng bạn cũng nên hết sức cẩn thận và nếu có vấn đề về mắt như cộm, xốn thì nên đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn ngay.

– Những người trong cùng một gia đình có người bệnh viêm kết mạc thì nên tránh không tiếp xúc gần và tránh ôm ấp trẻ em dễ bị lây nhiễm

Hạn chế đi du lịch giải trí, đi bơi tại các khu vực công viên hay nơi công cộng trong giai đoạn bùng phát bệnh.

Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt với người bệnh cũng cách tự bản thân phòng bệnh.

3. Cách điều trị viêm kết mạc và chăm sóc người bệnh

3.1 Cách điều trị viêm kết mạc

viêm kết mạc
Gặp bác sĩ khi viêm kết mạc

Cách điều trị

Khi bạn bị viêm kết mạc phải đi khám tại chuyên khoa mắt, không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt về điều trị. Khi tìm được nguyên nhân gây bệnh thì điều trị mới có hiệu quả nhất. Có thể dùng nước muối sinh lý y khoa hoặc nước mắt nhân tạo để rửa mắt giúp rửa trôi dịch tiết và gèn mắt, làm dịu cảm giác khó chịu của đôi mắt. 

Nếu mắt bị do vi khuẩn, thì có thể  dùng các thuốc rửa mắt như nước muối sinh lý, sau đó nhỏ dung dịch kháng sinh và mỡ kháng sinh như theo toa bác sĩ đưa, có thể uống thêm thuốc giảm phù cho đôi mắt.

Nếu bị do virus có thể dùng kháng sinh nhỏ vào mắt để phòng bội nhiễm, kháng sinh không diệt được vi rút. Trong trường hợp bị viêm kết mạc có giả mạc phải tháo giả mạc đó ra để thuốc ngấm tốt hơn.

Một khi đã được khám và chẩn đoán là bệnh thì cần thực hiện các bước sau để điều trị và phòng ngừa lây lan như sau:

  • Tuyệt đối không dùng tay để dụi vào mắt
  • Nên rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, lau bằng khăn sạch,sử dụng khăn riêng. Sau đó giặt khăn bằng xà phòng kỹ càng và phơi ngoài nắng..
  • Rửa tay kỹ nhiều lần bằng nước ấm, đặc biệt trước và sau khi nhỏ mắt..
  • Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt hàng ngày vào các buổi (sáng, trưa, tối).
  • Dùng khăn giấy hoặc cotton ẩm lau rửa dịch ở mắt 2 lần một ngày, sau đó bỏ đúng nơi quy định không dùng lại..
  • Pha dung dịch nước tẩy ấm để giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm .
  • Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng như, chậu rửa, khăn mặt.
  • Sử dụng riêng thuốc nhỏ vào mắt lành và thuốc nhỏ của mắt đang bị bệnh.

3.2 Cách chăm sóc người bệnh

Cách chăm sóc người bệnh

  • Có thể dùng đắp khăn ấm lên mắt bị đau sẽ làm dịu cảm giác khó chịu trên mắt bị đau. Ngâm một miếng vải sạch trong nước ấm rồi vắt khô xong đặt nó nhẹ nhàng lên mắt.
  • Rửa mặt và mắt bằng xà bông nhẹ hoặc dầu gội đầu dùng cho  trẻ em để tránh cay mắt và tổn thương tới mắt.
  • Với viêm kết mạc dị ứng, không cho dụi mắt vì làm thế không giảm được ngứa. Có thể đắp một miếng gạc lạnh để làm dịu. Hoặc có thể dùng thuốc nhỏ mắt  như Naphcon-A để giảm đau.
  • Thuốc nhỏ mắt nào mà gây kích thích cho mắt thì chú ý dừng thuốc thuốc đó ngay.
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị riêng, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa mắt. Tái khám theo lời dặn của bác sĩ kể cả thuyên giảm hay không.
  • Người bệnh cần tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng có trong hoa quả, vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng cho mắt để nhanh lành bệnh hơn.
  • Người bệnh cần cho uống nhiều nước trong ngày, để mắt nghỉ ngơi, tránh khói bụi, đeo kính râm.

viêm kết mạc

Người chưa viêm kết mạc cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc nên đeo khẩu trang. Trong nhà có người mắc bệnh cần hạn chế ngủ chung với người bệnh trong thời gian bệnh và sau khi khỏi bệnh ít nhất 7 ngày.

Biện pháp tránh lây lan

  • Nếu trẻ bị bệnh nên để ở nhà, không nên đưa trẻ đến nhà trẻ, trường học hoặc ra gió trong thời gian trẻ bệnh.
  • Nếu nhiều người trong gia đình bị viêm kết mạc thì mỗi người dùng riêng một chai thuốc nhỏ theo lời dặn bác sĩ. Không dùng chung một chai thuốc sẽ khiến bệnh có thể diễn tiến nặng thêm.
  • Nếu trẻ bị đau mắt 1 bên, cha mẹ cần chăm sóc bé thật cẩn thận, tránh lây bệnh cho mắt còn lại. Cho bé nằm nghiêng sang một bên, dùng thuốc nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay gỉ và nước mắt chảy ra.

Trước khi vệ sinh mắt cho trẻ cha mẹ cần vệ sinh tay chân bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn thật sạch sẽ. Và sau khi vệ sinh mắt cho trẻ xong vẫn vệ sinh tay lại sạch sẽ bằng xà phòng hay nước sát khuẩn.

4. Kết luận

Đến ngay phòng khám của bác sĩ chuyên khoa khi thấy bệnh không thuyên giảm trong vài ngày hay trở nặng thêm, sẽ có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm, giảm thị lực hay gây sẹo cho mắt.

Bệnh viêm kết mạc là một bệnh thông thường lành tính tuy nhiên chúng ta phải nắm vững cách phòng ngừa cũng như cách điều trị để tránh biến chứng nặng hơn. Hi vọng qua bài viết này các bạn đã có cho mình thêm một số thông tin hữu ích về bệnh viêm kết mạc nhé.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây