Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tâm lý để có thể “vượt cạn” an toàn nhất. Trên thực tế sẽ khó xác định thời điểm sẽ chuyển dạ là lúc nào. Hãy nắm rõ những dấu hiệu sắp sinh để giúp bản thân có kinh nghiệm cho quá trình đi sinh tốt hơn.
Nội dung bài viết
- 1. Những dấu hiệu sắp sinh trong các tháng cuối thai kỳ
- 1.1 Bụng bầu tụt xuống là một dấu hiệusắp sinh
- 1.2 Xuất hiện cơn gò tử cung
- 1.3 Dịch nhầy ở âm đạo thay đổi nhắc nhở dấu hiệu sắp sinh của mẹ
- 1.4 Dấu hiệu sắp sinh xảy ra khi cổ tử cung bắt đầu giãn nở
- 1.5 Vỡ nước ối biểu hiệu của dấu hiệu sắp sinh
- 1.6 Ngừng tăng cân
- 1.7 Mệt mỏi và ngủ nhiều hơn
- 1.8 Cảm thấy đau lưng và chuột rút nhiều hơn
- 1.9 Tiêu chảy
- 2. Những điều cần làm trong giai đoạn sắp sinh
- 3. Nên chuẩn bị những thứ gì cho thời gian này
- Kết
1. Những dấu hiệu sắp sinh trong các tháng cuối thai kỳ
Những dấu hiệu sắp sinh của các mẹ bầu không phải ai cũng giống nhau hoặc không cảm nhận được nếu bé sinh sớm hơn dự định 1-2 tuần . Nhưng Tuy nhiên, các mẹ hãy tham khảo những dấu hiệu sắp sinh sau đây để tự tin chuẩn bị mọi thứ thật tốt.
1.1 Bụng bầu tụt xuống là một dấu hiệusắp sinh
Trước khi chào đời khoảng một vài tuần, thai nhi sẽ dịch chuyển xuống phía bụng dưới trong khung xương chậu.Vào thời điểm này, thai nhi sẽ dịch chuyển dần vào khu vực khung xương chậu để chuẩn bị cho sự chuyển dạ của mẹ. Dấu hiệu này báo hiệu thiên thần nhỏ sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới.
Đối với các mẹ mang thai lần đầu, đây có thể là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần. Khoảng thời gian này, cảm giác ở khung xương chậu rất nặng nề nên việc đi lại của bà bầu khó khăn và chậm chạp hơn.
Đối với những bà bầu sinh từng sinh nở thì dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 thường dấu hiệu không rõ như lần đầu. Bạn chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu.Tuy nhiên, mẹ có thể quan sát ngực xem chạm được vào phần trên của bụng nữa thì chắc chắn em bé đã tụt sâu xuống dưới. Đây là dấu hiệu đầu tiên để các mẹ có thể dễ dàng nhận ra đã sắp đến ngày sinh.
1.2 Xuất hiện cơn gò tử cung
Càng gần thời gian sinh nở, những cơn co thắt ở bụng sẽ càng nhiều và nhiều hơn, những cơn đau khiến bạn khó chịu và không giảm dù bạn đã thay đổi tư thế. Những cơn đau diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5-7 phút sẽ có một cơn co. Lúc này, các mẹ có thể tắm bằng vòi hoa sen với nước ấm hoặc có thể nhờ các anh chồng massage để giảm đau.
Chính cơn gò này sẽ hỗ trợ thai nhi trong tử cung của mẹ sẽ lọt xuống tiểu khung. Xuống trình diện eo trên của khung chậu mẹ, để có một ngôi thai thuận đó là ngôi chỏm.
1.3 Dịch nhầy ở âm đạo thay đổi nhắc nhở dấu hiệu sắp sinh của mẹ
Dấu hiệu sắp sinh biểu hiện khi dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong quá trình mang thai dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn bình thường. Đây là hiện tượng mất nút nhầy ở cổ tử cung khi nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã bong ra nhằm nhường đường cho thiên thần chào đời. Nút nhầy là một miếng lớn hoặc nhỏ và trông sền sệt, có màu vàng nhạt như lòng trắng trứng.
Dịch nhầy thời điểm này có thể có màu trong suốt, sậm màu hoặc màu hồng hoặc có một ít máu. Nhưng một số trường hợp phải chờ đến 1 đến 2 tuần sau đó mới thực sự chuyển dạ. Nếu thai kỳ đã đủ tháng và bạn mong muốn gặp bé những vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể đến bệnh viện để kiểm tra và kết hợp các bài tập kích thích sự chuyển dạ nhanh hơn.
Đặc biệt nếu các bạn thấy dịch nhầy chứa nhiều máu (gần giống như khi bạn có kinh nguyệt), đây có thể là một dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm, bạn cần phải đến bệnh viện ngay.

1.4 Dấu hiệu sắp sinh xảy ra khi cổ tử cung bắt đầu giãn nở
Khi cổ tử cung bắt đầu mở, giãn ra và mỏng đi trong vài ngày hoặc một vài tuần trước khi bạn chuyển dạ nhằm mở đường cho bé ra đời. Khi bạn đi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể đo lường, theo dõi độ giãn nở và mỏng của cổ tử cung thông qua việc thăm khám âm đạo. Trung bình cổ tử cung phải mở 10cm mới được xem là dấu hiệu vào phòng sinh. Tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu nhanh – chậm là khác nhau. Đây là dấu hiệu chuyển dạ thực sự mà mẹ bầu cần nên chú ý.
1.5 Vỡ nước ối biểu hiệu của dấu hiệu sắp sinh
Khi hình thành và phát triển thai nhi nằm trong một túi lỏng bảo vệ gọi là túi ối. Khi túi ối vỡ đồng nghĩa với việc con đã sẵn sàng chào đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp dấu hiệu sắp sinh như này (chỉ có 8-10% thai phụ vỡ ối trước khi sinh).
Tùy mỗi sản phụ mà nước ối có thể chảy nhiều hay ít, thành dòng hay nhỏ giọt. Nước ối thường sẽ có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Khi vỡ ối, mẹ nên ghi nhớ lại khoảng thời gian, lượng nước ối, màu sắc và đến bệnh viện ngay. Bác sĩ cũng khuyên rằng mẹ nên thật cẩn thận hơn nếu vỡ ối non trước tuần 37 của thai kỳ.
Nhìn chung, nếu đây là lần đầu tiên mà bạn mang thai, thời điểm chuyển dạ có thể cách 12-24 giờ sau khi các cơn co thắt hay dấu hiệu vỡ ối xuất hiện.
1.6 Ngừng tăng cân
Vào các tháng cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có xu hướng chậm lại, thậm chí có người còn bị giảm đi. Điều này hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tình trạng sụt cân ở các tuần cuối của thai kỳ có thể đo lượng nước ối giảm xuống chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới.
1.7 Mệt mỏi và ngủ nhiều hơn
Khi bụng ngày càng to, chèn ép bàng quang sẽ làm các mẹ phải đi tiểu thường xuyên gây khó ngủ. Vì vậy, các mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức để có sức khỏe cho giai đoạn quan trọng sắp tới.
Hoặc trái lại, sẽ có một số mẹ bầu bỗng trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn một cách khác thường. Đây cũng có thể được xem là một dấu hiệu sắp sinh khi bản năng làm mẹ trỗi dậy và muốn chuẩn bị tốt nhất để chào đón bé yêu của mình

1.8 Cảm thấy đau lưng và chuột rút nhiều hơn
Thời điểm này những cơn chuột rút sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Đồng thời, tình trạng đau nhức lưng hoặc hai bên háng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nếu đây là lần đầu mẹ mang thai, các dấu hiệu này sẽ biểu hiện rõ hơn. Những biểu hiện trên là dấu hiệu sắp sinh các mẹ cần chú ý nhé!
1.9 Tiêu chảy
Khi sự thay đổi trong chế độ ăn uống thời điểm này càng nhiều, nội tiết tố, các loại thuốc bổ sung dưỡng chất đều có thể khiến bạn gặp phải tình trạng tiêu chảy trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi đã sắp đến ngày dự sinh, tiêu chảy lại trở thành dấu hiệu sắp sinh cho thấy bạn nên chuẩn bị chào đón bé chào đời.
Tiêu chảy khi sắp sinh xảy ra là do các hormone được tạo ra nhằm tạo thuận lợi cho sự ra đời của em bé có thể kích thích ruột của mẹ hoạt động thường xuyên hơn, khiến mẹ bị tiêu chảy hay nôn mửa. Điều này thường khiến bạn mệt mỏi vì mất nước nhưng bạn đừng quá lo lắng vì đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Trong quá trình chuyển dạ, mẹ cũng có thể muốn đi vệ sinh. Các bác sĩ sẽ tiêm thuốc hỗ trợ.
Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là hãy uống thật nhiều nước để cơ thể tránh mất nước. Nếu tình trạng tiêu chảy quá nghiêm trọng, hãy nên đi khám để bác sĩ có những chỉ định y khoa thích hợp.
2. Những điều cần làm trong giai đoạn sắp sinh
Đối mặt với các dấu hiệu sắp sinh, các mẹ bầu nên giữ tâm lý thật thoải mái cùng với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi thật nhiều để chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ. Nên chú ý:
- Nghỉ ngơi: không làm việc và hãy nghỉ ngơi nhiều ở thời điểm sắp sinh này, có thể vận động nhẹ nhàng như ngồi đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn và đi bộ. Không được thức khuya quá 22 giờ, tránh căng thẳng, hạn chế ngồi lâu trên máy vi tính hay ngồi lâu trước màn hình tivi trên 2 tiếng đồng hồ, tránh xem các phim bạo lực, phim tình cảm có tính chất gây buồn phiền. Thay vào đó, nên xem phim., ca nhạc, phim hài mang tính chất hưng phấn và vui vẻ.
- Tư thế nằm: Khi mẹ nằm nghỉ hay ngủ, nên nằm nghiêng về phía bên trái, điều này sẽ tránh được việc tử cung lớn đè vào động mạch chủ, giúp cho máu đến nuôi dưỡng thai nhi được tốt.
- Theo dõi cử động thai: Khi mẹ thức thai nhi trong bụng cũng thức theo mẹ, khi mẹ ngủ thai nhi cũng ngủ theo mẹ. Mẹ cần theo dõi các cử động thai máy, mỗi 2 giờ thai nhi sẽ máy và sẽ cử động đạp tay chân vào bụng mẹ làm cho mẹ có cảm giác bé vận động 1 lần. Trung bình trong một ngày thai nhi sẽ cử động ít nhất là 5 lần. Khi cảm giác của mẹ thấy thai nhi cử động ít hơn hoặc không cử động, mẹ nên đến ngay bệnh viện có khoa sản để bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra sức khỏe thai nhi nhé.
Lưu ý đặc biệt mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu này:
- Bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hoặc hồng nhạt
- Bị vỡ ối, nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu để nói với bác sĩ khi đến bệnh viện.
- Cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng. Đây là triệu chứng của tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ.

3. Nên chuẩn bị những thứ gì cho thời gian này
Khi thấy những dấu hiệu sắp sinh, mẹ sẽ có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng sinh cho bản thân và bé cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng các hồ sơ và giấy tờ cần thiết.
- Đồ dùng cho bé: quần áo sơ sinh, tã lót, khăn bông, khăn giấy, vớ, nón mũ. bình sữa, sữa hộp dành cho bé sơ sinh (phòng trường hợp sữa mẹ chưa về kịp).
- Đồ dùng cho mẹ: quần áo, khăn, vớ chân, bình nước nguội và bình nước sôi. Trên thực tế, hiện nay nhiều bệnh viện đã chuẩn bị tất cả các đồ dùng cho bé và đồ của mẹ rồi, nên khi chọn bệnh viện để sinh thì mẹ cũng cần tìm hiểu. Những bệnh viện có khoa sản sẽ cung cấp đầy đủ đồ dùng của mẹ và bé thì mẹ không cần phải mang theo.
- Giấy tờ và hồ sơ liên quan trong quá trình theo dõi quá trình thai nghén: Toàn bộ hồ sơ khám thai các mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, được để trong túi hồ sơ, mẹ phải nhớ mang đi. Cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ và sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế và bảo hiểm của các công ty sẽ chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi khi sinh.
Kết
Dấu hiệu sắp sinh là những điều mà các mẹ bầu và gia đình cần phải nắm rõ và lưu ý để đảm bảo an toàn cho quá trình chào đời của bé. Quan trọng nhất các mẹ vẫn nên giữ vững tâm lý an tâm và thoải mái để trải qua giai đoạn thiêng liêng này. Hãy mạnh mẽ chào đáo thiên thần của mình đến với vòng tay yêu thương của mình.
Xem thêm: