Cách làm tan máu bầm ở móng tay không gây đau đớn

Bị tụ máu bầm ở móng tay đem đến những cảm giác khó chịu nhất. Bạn sẽ khó vận động, công việc bị cản trở bởi lẽ đôi tay là nơi xảy ra những hoạt động cơ bản nhất. Cách làm tan máu bầm ở móng tay sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ tình trạng này.

Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tan máu bầm ở móng tay ra sao để không gây đau đớn thì hãy đọc tiếp. Chúng tôi sẽ giúp bạn bỏ túi thêm thật nhiều cách xử trí khi vô tình bị dập, bầm móng tay.

1. Vì sao xuất hiện máu bầm ở móng tay?

Vì sao đôi lúc ta phải áp dụng cách làm tan máu bầm ở móng tay? Có thể nói rằng, mặc dù xương bàn tay của con người khá nhỏ. Phần xương ở bộ phận này có khả năng cử động cực kỳ linh hoạt nhờ vào các tín hiệu thần kinh được sắp xếp tinh vi từ não bộ. Thế nhưng, các ngón tay vẫn sẽ rất dễ bị chấn thương. Các chấn thương gây ra bầm móng tay thường gặp nhất trong cuộc sống và công việc hàng ngày.

Cách làm tan máu bầm ở móng tay
Máu bầm ở ngón tay

Hầu hết ai ai trong chúng ta cũng đã từng bị gãy ít nhất một móng tay. Các trường hợp đã  gây ra chấn thương này thông thường là khi mà ngón tay của bạn vô tình kẹt giữa khe cửa. Đôi khi cũng là do bạn bất cẩn lúc đang sử dụng búa,… Có cả trong những chấn thương lớn, nặng hơn như té ngã, do chơi thể thao, do bạn bất cẩn khi làm việc với cưa điện hay máy khoan và cũng như là các dụng cụ khác, phần móng tay của bạn sẽ không chỉ bị dập mà còn có thể là các tình huống như gãy xương, tụ máu bầm tím dưới ngón tay,…

2. Cách làm tan máu bầm ở móng tay

2.1. Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề

Cách làm tan máu bầm ở móng tay đầu tiên bạn cần làm đó là phải nâng cao vùng bị tổn thương. Đây chính là một điều quan trọng nhất và bạn cần làm trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi bị dập phần móng. Cách đơn giản nhất là bạn có thể dùng chăn, dùng gối hoặc bạn nâng cao tay cùng với ngón tay bị dập. Chú ý phải giữ tư thế này liên tục để có thể giảm sưng đau.

2.2. Chườm đá – cách làm tan máu bầm ở móng tay

Móng tay bị dập tụ máu làm sao hết? Bạn hãy dùng một túi nước đá hoặc có thể là khăn bọc đá. Sau đó, bạn chỉ cần chườm lên vùng móng bị ảnh hưởng. Để nguyên chiếc túi chườm trên khu vực này trong vòng 20 phút.

Với 24 giờ đầu tiên, hãy chườm đá liên tục 1 – 2 lần/ngày. Sang đến ngày thứ 2 thì bạn làm 3 – 4 lần/ngày.

Cách làm tan máu bầm ở móng tay
Sử dụng đá lạnh để giảm đau

Một cách khác bạn có thể áp dụng đó là ngâm toàn bộ bàn tay với phần ngón tay bị tổn thương trong một bát nước đá. Đây là cách sơ cứu giúp giảm đau và giảm phù nề, sưng tấy hiệu quả.

2.3. Tập trung vào việc giảm đau – làm tan máu bầm ở móng tay

Khi bị dập móng tay, chắc chắn bạn sẽ vô cùng đau đớn. Bởì vì có rất nhiều đầu dây thần kinh và cơ quan thụ cảm tập trung ở khu vực này. Khi đó, bạn nên uống thuốc giảm đau ví dụ như paracetamol, ibuprofen,… theo đúng các chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc lúc này không chỉ giúp giảm đau mà còn ngăn ngừa viêm nhiễm về sau.

Xem thêm: Cách làm tan máu bầm ở móng chân nhanh nhất

3. Khi nào cần phải gặp bác sĩ do dập móng tay?

Dù biết rằng ta hoàn toàn có thể xử trí trường hợp bị dập móng tay tại nhà. Thế nhưng, vẫn có một số trường hợp bạn cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn đúng đắn nhất.

Có một số trường hợp dập móng tay như trường hợp:

  • Tụ máu ở móng tay: Máu hoàn toàn có thể chảy ra ngoài qua một lỗ nhỏ trên móng tay. Bác sĩ lúc ấy sẽ dùng kim để tạo một lỗ nhỏ trên móng tay để lấy máu bầm trong móng tay. Điều này sẽ góp phần giúp giảm đau và áp lực lên phần móng đang bị tổn thương. Nếu như máu bị tụ dưới móng quá nhiều (đến khoảng hơn 50% móng) thì lẽ dĩ nhiên là bạn cần phải cắt bỏ móng.
  • Đối với trường hợp móng tay bị dăm: Nếu móng tay của bạn bị dập,bạn phải loại bỏ phần móng tay đi để cơ thể có điều kiện thuận lợi, tái tạo lại cho bạn một chiếc móng mới. Nếu như ngón tay của bạn bị gãy thì bác sĩ sẽ nẹp cho bạn.
  • Ngón tay, móng tay của bạn bị biến dạng
  • Xuất hiện nhiều các triệu chứng nhiễm trùng
  • Tê tay, thậm chí là tê liệt kéo cho đến khi thấy đau trước khi bạn bắt đầu chườm đá.

cách làm tan máu bầm ở móng tay

Cần gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu nặng

Cách làm tan máu bầm ở móng tay thật đơn giản phải không? Hãy áp dụng ngay những cách này khi gặp phải những tình huống ngoài ý muốn trong tương lai bạn nhé. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp cho bạn có thêm thật nhiều kinh nghiệm để chăm sóc sức khỏe của bạn thân, gia đình. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết kế tiếp.

0/5 (0 Reviews)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây