Glucosamine – Liều Lượng Rủi Ro Và Các Biện Pháp Phòng Ngừa

Glucosamine vốn dĩ là một hợp chất hóa học tự nhiên có trong cơ thể. Nhưng nó cũng có ở hai dạng bổ sung chính: hydrochloride và sulfate. Glucosamine trong cơ thể sẽ giúp duy trì sức khỏe của sụn ở khớp xương của mỗi người. Tuy nhiên hợp chất này bắt đầu giảm khi bạn già đi.

1. Glucosamine là gì?

Glucosamine là một loại đường protein giúp cho cơ thể bạn xây dựng sụn. Chính là các mô liên kết cứng chủ yếu nằm ở xương gần khớp của mỗi người. Nó được sử dụng trong y học để làm giảm đau khớp, sưng và cứng do bị viêm khớp. 

Glucosamine
Sử dụng glucosamine để điều trị viêm khớp dạng thấp

Nhiều người đã sử dụng Glucosamine để điều trị các bệnh viêm khớp dạng thấp và một số triệu chứng khác. Có thể kể đến như: bệnh viêm ruột, hen suyễn, dị ứng, tĩnh mạch mãn tính, chấn thương do thể thao. Các vấn đề về khớp thái dương hàm (TMJ) và đau thắt lưng cũng có thể áp dụng.

Tuy nhiên, thì cho đến này những tác dụng này vẫn chưa được chứng mình nhiều bằng các nghiên cứu khoa học. 

2. Nên dùng bao nhiêu glucosamine?

Trong hầu hết các nghiên cứu về điều trị viêm xương khớp, liều lượng thông thường là 500 mg glucosamine sulfate, và dùng ba lần một ngày. Bạn cũng nên hỏi qua bác sĩ của mình về những món ăn nên được kiêng cữ và những đề xuất khác. 

Một số chuyên gia khuyên rằng nên dùng chúng trong các bữa ăn để tránh bị đau bụng. Ngoài ra, trước khi dùng thuốc bạn nên đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng và liều lượng được in trên bao bì để đảm bảo an toàn. 

3. Có thể bổ sung Glucosamine bằng các thực phẩm tự nhiên không?

Hiện tại vẫn chưa tìm thấy bất kỳ nguồn thực phẩm tự nhiên nào có thể cung cấp Glucosamine. Mặc dù rằng chất bổ sung Glucosamine sulfate thì thường được điều chế từ vỏ của một số động vật. 

4. Những rủi ro khi dùng glucosamine là gì?

Khi sử dụng Glucosamine với liều lượng cao quá chỉ định hoặc bị dị ứng với thành phần của nó, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ. Nhưng nhìn chung thì chất bổ sung Glucosamine  khá là an toàn đối với sức khỏe.

Các tác dụng phụ của Glucosamine thường nhẹ. Biểu hiện thường thấy như là: 

  • Bụng khó chịu
  • Ợ nóng
  • Buồn ngủ
  • Đau đầu

5. Các biện pháp phòng ngừa khi dùng Glucosamine 

Glucosamine
Khi dùng glucosamine sulfate nên đề phòng một số trường hợp sau

5.1. Mang thai hoặc cho con bú

Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu Glucosamine sulfate có an toàn để sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú hay không. Nhưng phải giữ an toàn và tránh sử dụng.

5.2. Bệnh hen suyễn

Có một số báo cáo nghiên cứu phát hiện ra sự liên quan của việc dùng Glucosamine và bị hen suyễn. Tuy không biết chắc chắn nhưng nếu bạn bị hen suyễn thì nên cẩn thận khi dùng các sản phẩm có chứa Glucosamine. 

5.3. Bệnh tiểu đường

Ban đầu có một số nghiên cứu đã cho thây Glucosamine sulfate có thể làm tăng lượng đường trong máu. Điều này không tốt cho người bị mắc bệnh tiểu đường. 

Tuy nhiên, gần đây theo một số nghiên cứu đáng tin cậy thì cho thấy Glucosamine sulfate không ảnh hưởng nhiều đến việc kiểm soát đường trong máu. Điều này chỉ đúng với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. 

Điều đó chứng minh được rằng Glucosamine an toàn với hầu hết những người bị tiểu đường, nhưng vẫn phải kiểm soát và theo dõi lượng đường trong máu chặt chẽ.

5.4. Bệnh tăng nhãn áp

Glucosamine sulfate có thể làm tăng áp lực bên trong mắt. Và nó có thể làm cho bệnh tăng nhãn áp trầm trọng thêm.

5.5. Cholesterol cao

Nghiên cứu trên động vật cho thấy glucosamine có thể làm tăng mức cholesterol. Ngược lại, glucosamine dường như không làm tăng mức cholesterol ở người. 

Tuy nhiên, một số nghiên cứu ban đầu cho thấy glucosamine có thể làm tăng mức insulin. Điều này có thể làm tăng mức cholesterol. Để an toàn, hãy theo dõi chặt chẽ mức cholesterol của bạn nếu bạn dùng glucosamine sulfate và có mức cholesterol cao.

5.6. Dị ứng động vật có vỏ

Glucosamine vốn được sản xuất từ vỏ của tôm, tôm hùm và cua. Cho nên có một số lo ngại cho rằng các sản phẩm Glucosamine có thể gây ra dị ứng với những người bị nhạy cảm với động vật có vỏ.

Mặc dù dị ứng chỉ xảy ra khi bạn ăn thịt của chúng. Nhưng để đảm bảo thì bạn vẫn nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Glucosamine. 

6. Kết 

Khi bổ sung Glucosamine ở dạng sulfate có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nó có thể gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu lúc đang và sau khi phẫu thuật. Ngừng dùng glucosamine sulfate ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình để đảm bảo an toàn cho bản thân. 

Ngoài ra, trước khi sử dụng Glucosamine bạn nên kiểm tra tổng quát và hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi sử dụng thuốc. Nhớ đừng quên khai báo các bệnh trước đây bạn từng mắc phải.

Xem thêm:

0/5 (0 Reviews)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây