Những Điều Cần Biết Và Phòng Tránh Về Bệnh Viêm Da Dị Ứng

Viêm da dị ứng là một loại bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm đến tính mạng nên rất nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, căn bệnh này được các chuyên gia da liễu nhận định là căn bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

1. Định nghĩa viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là một chứng viêm ngứa da. Đó là một bệnh mãn tính gây da khô, ngứa dữ dội và nổi mẩn đỏ. Tình trạng kéo dài có thể sẽ được đi kèm với bệnh hen suyễn hay sốt cỏ khô. Viêm da thường được thấy nhiều ở trẻ em và trẻ sơ sinh, người lớn cũng hay mắc phải chứng bệnh này hoặc xuất hiện lần đầu tiên trong đời.

Nó có thể xuất hiện bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, những chỗ thường gặp nhất là phía sau đầu gối và trên cánh tay. Nó có xu hướng bùng nổ theo định kỳ và sau đó giảm dần. Nguyên nhân của nó thì không rõ, nhưng nó có thể là kết quả từ một sự cố trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà như tránh tiếp xúc trực tiếp xà phòng hoặc chất kích thích khác và bôi các loại kem có thể giúp giảm ngứa. Nên đi khám bác sĩ nếu bệnh không giảm và có dấu hiệu nặng hơn. 

viêm da dị ứng
Hình ảnh viêm da dị ứng

2. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng

Bệnh xảy ra do các nguyên nhân sau:

2.1 Do di truyền

có thể do yếu tố gen gây ra, bệnh này thường có tính chất xuất hiện ở nhiều thế hệ. Nếu thành viên trong gia đình có người bị viêm da dị ứng, thì khả năng những thành viên khác trong gia  đình, hoặc con của họ cũng có thể mắc bệnh này. 

 2.2 Dị ứng thời tiết

Trong thực tế, các yếu tố môi trường có thể kích hoạt các triệu chứng viêm da dị ứng bất cứ lúc nào như thay đổi môi trường sống đột ngột, gặp thời tiết chuyển mùa, sống ở một nơi lạnh hoặc có nhiều ô nhiễm, nó có tính chất lặp lại hàng năm là dấu hiệu điển hình.

2.3 Dị ứng thực phẩm

Do ăn phải thực phẩm có chất gây dễ gây dị ứng như thịt gà, nhộng ong, bù tạt, các chất cay nóng … có thể là nguyên nhân gây viêm da dị ứng kèm theo các triệu chứng suy hô hấp và rối loạn tiêu hóa. 

2.4 Mắc những bệnh bên trong cơ thể

Những người bị bệnh tuyến giáp, bệnh gan, tiểu đường, … rất dễ bị viêm da dị ứng với các triệu chứng sẩn ngứa ngoài da. Ngoài ra, nó không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây truyền giữa những người có tiếp xúc với nhau.

hình ảnh viêm da dị ứng

2.4 Tiếp xúc với các chất gây dị ứng

Nếu người có cơ địa dễ dị ứng khi tiếp xúc xà phòng, hoá chất, lông động vật, khói thuốc lá,… sẽ khiến bệnh dễ xuất hiện và triệu chứng nặng hơn. 

2.5 Da yếu:

Những người mắc bệnh về da như mụn trứng cá, da nhạy cảm… thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Tác dụng không mong muốn của thuốc:

Nếu bạn đang trong thời gian điều trị một số bệnh và dị ứng với các thành phần của thuốc thì viêm da dị ứng cũng có thể xảy ra. Vì vậy, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng xem thành phần của nó và xem cơ thể mình có dị ứng với thuốc đó hay không. 

3. Triệu chứng viêm da dị ứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm: 

– Màu đỏ đến nâu – xám màu nơi bệnh lui.

– Ngứa cực độ, đặc biệt nghiêm trọng vào ban đêm 

– Nhỏ, da gà lớn lên, có thể rỉ chất lỏng khi trầy xước.

– Dày, nứt hoặc có vảy da.

Bệnh có thể bộc phát bất cứ nơi nào trên cơ thể, nó xuất hiện thường xuyên nhất trên bàn tay và bàn chân, phía sau đầu gối, cổ, ngực, trên mắt cá chân, mặt trước của của khuỷu, nó cũng có thể ảnh hưởng đến da quanh mắt, bao gồm cả mí mắt.

Gãi có thể gây tấy đỏ và sưng quanh mắt. Đôi khi, cọ xát hoặc gãi trong lĩnh vực này gây loang lổ lông mày và lông mi.

Viêm da dị ứng thường bắt đầu ở trẻ em và trẻ sơ sinh và có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Đối với một số người bệnh có thể tái phát theo chu kỳ, sau đó sẽ giảm trong một thời gian, thậm chí lên đến vài năm. Ngứa có thể là nghiêm trọng thêm, và làm phát ban xây xát da chúng ta. 

Các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng
Các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng

4. Những nguy hại của bệnh viêm da dị ứng

Nếu bị bệnh và không được điều trị sớm và đúng cách sẽ dẫn đến những nguy hại khôn lường như:

 4.1 Mất thẩm mỹ

Vùng da bị tổn thương khi lành lại có thể để lại các sẹo lồi, sẹo lõm, vết thâm… làm da chúng ta không còn mịn màng như trước, dễ  khiến người bệnh mất đi tự tin.

4.2 Mất tập trung

Bệnh nhân bị ngứa dữ dội nên thường khó tập trung làm việc, học tập, tâm trạng luôn khó chịu, nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

4.3 Bội nhiễm da

Viêm da dị ứng khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa dữ dội, thường xuyên gãi sột soạt, có nhiều trường hợp càng gãi càng ngứa, gãi trầy da tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào gây ra viêm nhiễm da, sau đó hình thành các nốt mụn mủ, gây đau nhức, thậm chí là sốt cao.

4.4 Nhiễm khuẩn huyết

Thông qua vị trí trầy xước Vi khuẩn xâm nhập vào da, có thể tấn công vào máu, gây ra nhiễm khuẩn huyết, làm bệnh nhân bị suy đa tạng, dễ gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

 4.5 Suy giảm miễn dịch

Nhiều người bị viêm da dị ứng kèm theo chứng hen suyễn, khó thở, ù tai, viêm mũi dị ứng khiến hệ miễn dịch bị suy giảm… người bệnh có thể tử vong nếu bệnh trở nặng. 

4.6 Rối loạn tiêu hóa

Trường hợp bệnh nhân bị dị ứng do thực phẩm có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, khó thở, tiêu chảy… gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

4.7 Ảnh hưởng đến thai kỳ

Các loại thuốc chữa viêm da dị ứng có thể gây hại cho thai nhi, nếu người mẹ dùng thuốc để chữa trị có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, trẻ sinh ra có sức khỏe kém hoặc mắc dị tật. 

5. Các biến chứng của viêm da dị ứng

– Viêm da dị ứng gồm các biến chứng sau:

– Viêm da thần kinh là một tình trạng mà trong đó một vùng da thường xuyên do gãi ngứa bị trầy xước trở nên dày. Các vùng da lui bệnh có thể sống, màu đỏ hoặc đậm hơn phần còn lại của làn da. Gãi liên tục cũng có thể dẫn để lại sẹo lồi, sẹo lõm  hoặc thay đổi màu da.

– Nhiễm trùng da. Đôi khi, gãi có thể phá vỡ da và gây ra lở loét và vết nứt có thể bị lây nhiễm. Một dạng nhẹ hơn của nhiễm trùng là chốc lở, thường do nhiễm tụ cầu. Có trường hợp viêm da dị ứng sẽ đưa đến nhiễm trùng này.

– Biến chứng mắt. Viêm da dị ứng trầm trọng cũng có thể gây biến chứng mắt, có thể dẫn đến hư hỏng mắt vĩnh viễn. Khi các biến chứng xảy ra, ngứa trong và xung quanh mí mắt trở nên trầm trọng. Các dấu hiệu và triệu chứng của biến chứng mắt cũng bao gồm nước mắt, viêm mí mắt và viêm kết mạc. Nếu nghi ngờ biến chứng mắt, gặp bác sĩ kịp thời.

6. Phương pháp điều trị viêm da dị ứng

Hiện nay, có 2 cách để chữa trị. Tùy thuộc vào tình bệnh nặng hay nhẹ mà lựa chọn phương pháp thích hợp.

6.1 Chữa viêm da dị ứng bằng thuốc tây

+ Thuốc steroid: Được bào chế dưới dạng thuốc mỡ bôi trực tiếp trên da, thuốc có tác dụng giảm mẩn đỏ, bong tróc một cách nhanh chóng.

+ Thuốc kháng histamin: Giúp bạn làm giảm ngứa ngáy, khó chịu nhanh chóng. 

+ Kháng sinh: là loại thuốc không thể thiếu khi vết thương bị nhiễm trùng. 

+ Chất làm ẩm da: nhằm hạn chế da bị khô, nứt nẻ. 

 6.2 Cách chữa bằng thuốc Nam

+ Lá khế: Có thể dùng một ít lá khế tươi nấu nước tắm hằng ngày cho đến khi hết bệnh.

+ Tỏi đen: Người bệnh có thể ăn tỏi sống hoặc có thể ngâm rượu để bôi lên vùng da dị ứng.

+ Lá lốt: Bạn có thể hái một ít lá lốt đem đi rửa sạch, sau đó giã nát đắp lên vùng da bị viêm. Làm liên tục như vậy đến khi bệnh hết hẳn. 

+ Lá đơn đỏ: Hái khoảng 30 gam lá đơn đỏ tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi còn khoảng 1 bát nước thì chắt ra uống. Mỗi ngày sắc uống 3 lần cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm. 

viêm da dị ứng
Lá khế có thể chữa khỏi bệnh viêm da dị ứng

7. Cách phòng tránh

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng cũng như bệnh tái phát, mỗi người cần tuân thủ những điều sau:

– Thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da, nhất là trong thời tiết giao mùa, khô hanh và mùa hè.

– Hạn chế gãi vì gãi da trở nên trầy xước và làm cho da nhiễm bệnh nhanh hơn.

– Thường xuyên tắm bằng nước ấm, ngay cả mùa hè để tránh da bị kích ứng.

– Khi bật điều hòa trong phòng phải sử dụng máy tạo độ ẩm để da không bị khô.

– Mỗi ngày nên uống từ 2,5 – 3 lít nước. 

– Nên chọn những loại nước hoa, sữa tắm, xà phòng… hạn chế gây kích ứng da.

– Sử dụng những bộ quần áo có chất liệu vải cotton thoáng mát, dễ chịu.

– Vệ sinh cơ thể thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

– Sử dụng khẩu trang khi đi ra đường và đồ bảo hộ khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại và các yếu tố gây hại khác.

– Luôn giữ nhà cửa, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ. 

8. Kết luận

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về bệnh viêm da dị ứng. Với những kiến thức trên hy vọng bạn biết được nguyên nhân gây bệnh, cách phòng và chữa trị bệnh viêm da dị ứng hiệu quả nhất.

Xem thêm:

0/5 (0 Reviews)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây