Rau răm có tác dụng gì trong điều trị bệnh và làm đẹp?

Rau răm có tác dụng gì cũng như tác hại nếu lạm dụng quá nhiều được chia sẻ trong bài viết sau đây. Tham khảo ngay để dùng đúng cách, đúng số lượng.

Rau răm là một loại rau quen thuộc trong vườn của những gia đình Việt Nam. Đây là loại rau có lá nhọn, màu xanh có vị hơi cay và nồng, mùi hắc, tính ấm. Nấu cháo lươn, nộm gà, trứng vịt lộn, cháo trai, bánh cuốn,… là những món ăn yêu thích của bạn thì chắc hẳn rau răm là gia vị không thể thiếu.

rau răm có tác dụng gì
Rau răm thường được ăn kèm với trứng vịt lộn

1. Tác dụng của rau răm trong chữa bệnh là gì?

  • Ăn rau răm giúp hỗ trợ tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc, tiêu viêm.
  • Ăn rau răm sống cùng các loại gỏi, trứng vịt lộn, sò huyết, sò lông,… giúp hạn chế nguy cơ đau bụng, tiêu chảy.
  • Ăn rau răm thường xuyên giúp cải thiện thị lực, cho đôi mắt sáng hơn.
  • Rau răm giã lấy nước uống giúp giải độc cơ thể, làm sạch các chất độc hại khỏi gan.
  • Ăn rau răm còn giúp cải thiện trí nhớ, gân cốt chắc khỏe.
  • Uống nước ép rau răm khi bị khó tiêu, đầy bụng giúp giảm triệu chứng khó chịu. Đồng thời sử dụng bã rau răm sau khi đã vắt hết nước có thể đem xoa vào vùng rốn, rồi massage nhẹ nhàng giúp nhanh hết đầy hơi, khó tiêu hơn.
  • Rau răm kết hợp với gừng tươi giã nhỏ. Sau đó dùng để uống giúp điều trị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi. Hoặc bạn có thể dùng rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, kiện 10g, bạch chỉ 10g (các vị thuốc có bán tại nhà thuốc Bắc). Cho tất cả nguyên liệu vào sắc uống cũng giúp trị cảm cúm.
Rau răm
Cây rau răm rất dễ trồng, để sử dụng tiện lợi

2. Tác dụng của rau răm trong làm đẹp là gì?

Không chỉ là một loại gia vị dùng trong các món ăn, rau răm còn có nhiều công dụng đối với việc làm đẹp từ trong ra ngoài. Cụ thể:

  • Rau răm có chứa flavonoid – đây là một chất chống oxy hóa rất tốt. Ăn rau răm giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa nhanh. Cũng như giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển. Nhờ đó, làn da bạn sẽ căng mịn hơn, tóc cũng mượt mà hơn khi sử dụng rau răm thường xuyên.
  • Dùng chiết xuất từ cây rau răm còn có thể gội đầu với tác dụng trị gàu.
  • Giã nhỏ rau răm với muối thành hỗn hợp sền sệt rồi đắp vào những nốt mụn nhọt. Sau đó, băng lại với gạc sạch. Đừng quên 1 ngày thay băng 1 lần để đảm bảo vệ sinh. Công dụng của hỗn hợp này là tiêu độc, chống viêm cho các vết mụn. Giúp cho mụn nhanh lành, trả lại bạn làn da sáng mịn màng.
  • Nước ép rau răm còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt cho các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào,… Để bạn nhanh chóng khỏi bệnh hơn, da đẹp hơn.
  • Sử dụng rau răm để đánh bay các vết bầm tím: Hái lấy 1 nắm rau răm rửa thật sạch rồi giã nát ra. Sau đó trộn cùng với 1 chút long não. Đắp vào chỗ bị bầm tím và băng lại, vết bầm sẽ nhanh chóng biến mất.
rau răm có tác dụng gì
Rau răm có nhiều công dụng trong làm đẹp

3. Rau răm có tác dụng gì với đàn ông?

Đàn ông ăn quá nhiều rau răm (từ 0,5 kg trở lên trong nhiều ngày liên tục) có thể làm giảm ham muốn tình dục. Theo các lương y, thì rau răm tính ấm, gây nóng trong người, giảm tinh khí, có thể làm suy yếu khả năng tình dục. Tuy nhiên, rau răm là một loại rau chỉ để ăn kèm một số món. Nên chắc chắn rất khó có người đàn ông nào lại nạp nhiều rau răm vào cơ thể như vậy. Do đó, không cần quá lo lắng việc đàn ông ăn nhiều rau răm dẫn tới yếu sinh lý.

Ăn rau răm không gây yếu sinh lý
Ăn rau răm không gây yếu sinh lý như lời đồn

4. Rau răm có tác dụng gì với phụ nữ?

Chị em phụ nữ không nên ăn nhiều rau răm. Bởi tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều. Trong những ngày đèn đỏ, phụ nữ ăn rau răm có thể dẫn tới hiện tượng rong kinh. Còn đối với những chị em đang có kế hoạch sinh con thì ăn nhiều rau răm sẽ khó tính được ngày rụng trứng, dẫn tới xác suất thụ thai thấp hơn.

Rau răm nấu sò huyết
Chị em không nên ăn quá nhiều rau răm

5. Rau răm có tác dụng gì với bà bầu?

Mặc dù rất lành tính, có nhiều công dụng tốt nhưng rau răm không phải thực phẩm bà bầu nên ăn. Trong 3 tháng đầu mang thai, bác sĩ khuyến cáo nếu mẹ bầu ăn rau răm có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai. Ngay cả từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu cũng nên tránh ăn rau răm. Nếu thèm rau răm, mẹ bầu vẫn có thể ăn một vài lá trong một tuần. Tránh ăn nhiều, ăn liên tục vì rau răm hoàn toàn không có tác dụng tốt cho mẹ và bé trong suốt thời kỳ mang thai.

Bà bầu
Bà bầu không nên ăn rau răm trong suốt thời kỳ mang thai

Như vậy, chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc rau răm có tác dụng gì cho mọi người, đặc biệt là đàn ông, phụ nữ cũng như bà bầu. Điều quan trọng là chỉ ăn với số lượng hợp lý, rửa sạch lá trước khi sử dụng để đảm bảo nhận được nhiều lợi ích.

0/5 (0 Reviews)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây