Tại sao người tiểu đường bị phù chân?

Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác, bởi vì tiểu đường là một căn bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và có thể gây ra tổn thương đến nhiều cơ quan khác nhau. Không chỉ thế, người bị tiểu đường còn dễ gặp các dấu hiệu như sưng phù tay chân, ngón tay chân làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân cũng như biện pháp xoa dịu biến chứng bệnh tiểu đường nhé.

1. Hiện tượng người tiểu đường bị phù chân

Tiểu đường bị phù chân được gọi là phù ngoại vi, hiện tượng này diễn ra với sự sưng phù ở bàn chân, cổ chân, cẳng chân. Nó có thể xuất hiện ở một bên chân hoặc cả hai bên. 

Khi đường huyết cao trong thời gian dài, nó có thể gây ra sự tổn thương và làm suy yếu các mạch máu và dây thần kinh, đặc biệt là ở chân.

Khi các mạch máu và dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến một số vấn đề như giảm lưu thông máu, tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Kết quả là chân bị phù, đặc biệt là ở mắt cá chân và bàn chân.

Triệu chứng của chỗ sưng phù:

  • Chỗ sưng to và căng bóng
  • Khi ấn vào chỗ sưng sẽ bị lõm xuống
  • Có thể sưng xuất hiện ở mắt
tiểu đường bị phù chân
Triệu chứng của chỗ sưng phù do tiểu đường

2. Nguyên nhân người tiểu đường bị phù chân

Sưng phù ở người tiểu đường có thể được xem là một biến chứng phổ biến, nó gây khó khăn trong sinh hoạt, tình trạng nặng có thể ảnh hướng đến tính mạnh. Để có những biện pháp điều trị phù hợp, chúng ta cần biết rõ nguyên nhân và từ đó can thiệp vào một cách có chủ ý.

2.1 Người tiểu đường bị tim mạch dễ bị phù chân

Bởi vì bệnh tiểu đường ảnh hướng rất nhiều đến các cơ quan khác trong cơ thể nên nó cũng dẫn đến bệnh tim mạch. Chính vì lượng đường trong máu cao, gây tổn hại cho tĩnh mạch khi nó làm nhiệm vụ dẫn lưu máu. 

Khi tĩnh mạch đã bị tổn thương, nó hoạt động kém hơn, các van bơm máu bị yếu đi khiến máu không thể lưu thông bình thường mà bị ứ đọng. Lượng máu ứ đọng là nguyên nhân dẫn đến chân bị phù.

Lượng đường trong máu cao ảnh hướng đến tĩnh mạch, còn ảnh hưởng đến tim, khiến những vị trí xa tim dễ bị ứ đọng, gây sưng phù, mà vị trí điển hình là chân.

2.2 Tiểu đường bị phù chân do hệ lụy của suy thận

Người bệnh đái tháo đường dễ bị suy thận. Chức năng thận suy yếu dẫn đến khả năng đào thải natri kém. Từ đó xuất hiện ứ đọng do lượng chất lỏng dư thừa không được thận đào thải kịp thời.

tiểu đường bị phù chân
Tiểu đường bị phù chân do hệ lụy của suy thận

2.3 Tiểu đường bị phù chân do biến chứng về gan

Khi bạn có tiểu đường, cơ thể sẽ sản xuất ra lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Việc này có thể gây ra những tổn thương cho gan như xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ.

Gan có nhiệm vụ đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Khi gan bị tổn thương nó sẽ hoạt động kém. Làm cho các chất lỏng không thể đào thải hết, tác động lên các vị trí bụng, chân gây sưng phù ở 2 vị trí này.

Trên là những nguyên nhân khiến người tiểu đường dễ bị phù chân hơn. Ngoài ra, người không bị tiểu đường cũng có thể bị tình trạng này, khi đó bạn cần tham khảo những biện pháp khắc phục.

3. Những cách để khắc phục sưng phù chân ở người tiểu đường

Cách để khắc phục hiện tượng tiểu đường bị phù chân là làm cho máu lưu thông thuận lợi, đặc biệt là ở chân. Tránh để chất lỏng trong cơ thể bị ứ đọng. Những biện pháp dưới đây bạn nên áp dụng:

3.1 Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày

Người tiểu đường bị phù chân nên tập luyện thể dục mỗi ngày. Việc tập luyện sẽ giúp máu được lưu thông thuận lợi hơn, đồng thời còn giúp giảm cân nặng. Hãy tập luyện khoảng 15 phút/lần, mỗi ngày tập luyện 2 lần. Không nên ngồi hay nằm một chỗ mà nên đi lại.

Nếu không thể tập luyện bên ngoài, người tập nên sắm các thiết bị để luyện tập tại nhà như máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục. Hiệu quả của chúng đã được kiếm chứng rất nhiều.

tiểu đường bị phù chân
Người tiểu đường bị phù chân nên tập thể dục mỗi ngày

3.2 Hãy làm cho chân được nâng cao so với tim

Khi ngồi, khi nằm người tiểu đường bị phù chân có thể thực hiện việc nâng cao chân so với tim. Việc này giúp kích thích tim tăng cường bơm, sự lưu thông máu sẽ không còn bị cản trở. Mỗi lần nên thực hiện kê chân 20-30 phút. Mỗi ngày 3-4 lần là tối ưu. Đặc biệt vào buổi tối khi ngủ cũng có thể kê một cái gối dưới để nâng chân lên.

3.3 Massage, xoa bóp

Các hoạt động xoa bóp, matxa giúp kích thích máu lưu thông. Giảm áp lực lên thành tĩnh mạch. Massage còn giúp kích thích các huyệt đạo cơ thể giúp xoa dịu đau nhức, tăng cường hoạt động của các chức năng. Việc mát xa bằng tay có thể gây mỏi, tốn thời gian và tay dùng lực không đủ sẽ không thể đạt hiệu quả tối đa. Vì thế, bạn nên chọn mua một chiếc ghế massage và sử dụng, những tính năng có sẵn trên ghế sẽ thay bạn chăm sóc người bệnh. Bạn cũng có thể tùy chọn những chức năng xoa bóp khác nhau.

3.4 Hạn chế muối trong bữa ăn

Muối làm thận phải hoạt động đào thải nhiều hơn. Dẫn đến sự suy yếu của thận từ đó dẫn đến ứ đọng các dịch lỏng. Vì thế, hạn chế muối trong bữa ăn sẽ giúp giảm hiện tượng người tiểu đường bị phù chân.

Ăn ít muối còn tốt cho sức khỏe cơ thể.

Bên cạnh những biện pháp trên, khi người tiểu đường bị phù chân có thể dùng vớ y khoa để chữa. Việc chăm sóc người bệnh cần được quan tâm, luôn theo dõi tình trạng của họ và có cách xử lý sớm nhất.

Người tiểu đường bị phù chân gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe, tinh thần. Vì thế, bạn phải luôn bên cạnh quan tâm chăm sóc họ. Cùng họ rèn luyện để cải thiện sức khỏe.

0/5 (0 Reviews)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây