Vết bầm tím chuyển sang màu vàng báo hiệu điều gì?

Vết bầm tím chuyển sang màu vàng có phải là dấu hiệu cho việc vết thương đang lành không? Bầm tím là một tình trạng hầu như ai cũng đã từng phải trải qua. Khi vết bầm chuyển màu thì đó là báo hiệu cho điều gì?

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách rõ hơn về dấu hiệu lành dần của vết bầm tím. Đọc ngay để bỏ túi ngay những thông tin sức khỏe thú vị nhé!

1. Vết bầm tím là gì?

Vết bầm tím chuyển sang màu vàng là một giai đoạn sau của việc bạn bị bầm tím, tổn thương. Vậy các vết bầm tím thực chất là gì? Chúng xuất hiện thường do tác động lên da và làm vỡ các mao mạch. Đó là các mạch máu rất nhỏ ở ngay bên dưới bề mặt da. Các mao mạch đó một khi bị vỡ thì sẽ khiến máu rò rỉ vào các mô xung quanh. Từ đó gây ra tình trạng căng và đổi màu da dưới da.

Khi vết bầm, vết tổn thương lành lại, cơ thể sẽ tự tái tạo lượng máu bị rò rỉ. Đó là lý do tại sao màu của vết thương thay đổi màu sắc. Trên thực tế ta thường gặp, chỉ cần dựa vào màu sắc của vết bầm, ta cũng có thể đoán được mình đã lành trong bao lâu hoặc bạn đang ở giai đoạn nào của quá trình chữa lành.

Vết bầm tím chuyển sang màu vàng
Vết bầm tím

2. Các giai đoạn lành của vết bầm tím dựa trên màu sắc

Từ khi vết bầm bắt đầu hình thành cho đến khi biến mất, nó sẽ thường có xu hướng kéo dài từ khoảng hai đến ba tuần. Ở một số người, vết bầm có thể kéo dài hơn thời gian này. Đặc biệt là tại số bộ phận của cơ thể ví dụ như là các đầu cánh tay và chân. Tại đó có thể mất nhiều thời gian hơn để cơ thể chữa lành.

Sự thay đổi màu sắc của quá trình này sẽ diễn ra rất từ ​​từ. Chúng có nhiều sắc thái màu khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy trong từng giai đoạn.

2.1. Màu hồng và màu đỏ

Ngay sau khi bị xảy ra va chạm, vị trí va chạm có thể có màu hơi hồng hoặc đỏ. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng khu vực xung quanh vết bầm tím có thể hơi sưng, đau và căng khi chạm vào.

2.2. Màu xanh và màu tím đậm

Sau khoảng hơn một ngày tác động, vết bầm sẽ có màu sẫm và tím xanh hoặc tím sẫm. Màu sắc này chính là do việc vết thương bị thiếu oxy cung cấp và nó bị phồng lên. Giai đoạn sẫm màu này có thể kéo dài khoảng 5 ngày sau khi va chạm.

Vết bầm tím chuyển sang màu vàng
Các giai đoạn chuyển màu của vết bầm tím

2.3. Màu xanh lá cây nhạt

Vào khoảng ngày thứ 6 sau khi tác động, vết bầm tím sẽ dần chuyển sang màu xanh lục nhạt. Đây là dấu hiệu cho thấy các thành phần hemoglobin trong máu đang bị phá hủy. Điều này cũng có nghĩa là quá trình chữa lành vết thương đang bắt đầu.

2.4. Màu vàng và màu nâu

Vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 9 sau khi bị tác động, vết bầm sẽ dần chuyển sang màu vàng tươi hoặc nâu nhạt. Đây là giai đoạn cuối cùng khi cơ thể thay đổi lượng máu bị rò rỉ. Sau giai đoạn này, vết thâm của bạn sẽ không đổi màu và dần trở nên nhạt. Cuối cùng nó biến mất hoàn toàn. Vết bầm tím chuyển sang màu vàng chính là khi nó sắp lành hẳn.

3. Cách tác động giúp vết bầm nhanh lành hơn

Mặc dù hầu như bạn không thể ngăn ngừa vết bầm tím. Thế nhưng có những điều mà bạn có thể thực hiện nhằm giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương đơn giản ngay tại nhà.

  • Dùng đá và chườm lạnh ngay sau khi bị va đập, chấn thương để giảm kích thước vết bầm. Cách này cũng giúp giảm sưng, viêm. Cái lạnh cũng sẽ làm giảm lượng máu chảy đến khu vực này và hạn chế lượng máu bị rò rỉ sang các mô xung quanh.
  • Cố gắng thư giãn, hạn chế vận động nhiều như bình thường.
  • Nếu như bạn cảm thấy những cơn đau, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen.

4. Khi nào nên gặp bác sĩ vì vết bầm tím?

Vết bầm tím chuyển sang màu vàng
Khi nào nên gặp bác sĩ

Trong một số trường hợp, vết bầm tím có thể sẽ không đổi màu và không lành. Vết bầm tím gây ra khó chịu chạm vào. Hoặc nó dần phát triển lớn hơn hoặc trở nên đau hơn. Đó có thể là một dấu hiệu cho thấy khối máu tụ đang hình thành dưới da.

Tụ máu là gì? Đó là tình trạng cục máu đông được hình thành dưới da hoặc bên trong cơ. Thay vì diễn ra quá trình chữa bệnh được mô tả ở trên thì một khối máu tụ sẽ tạo ra. Chúng gây áp lực lên các bộ phận xung quanh của cơ thể. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ để hút hết máu tụ.

Ngoài ra, có một lý do khác khiến bệnh bầm không biến mất. Đó chính là quá trình hóa học dị ứng. Tình trạng này sẽ xảy ra khi cơ thể hình thành các mảng canxi xung quanh vị trí bầm tím. Điều này sẽ khiến vết bầm kéo dài và nó rất khó chịu khi chạm vào. Bạn có thể sẽ cần chụp X-quang để chẩn đoán tình trạng bệnh lúc này.

Vết bầm tím chuyển sang màu vàng chính là dấu hiệu cơ thể đang làm lành những tổn thương trước đó. Bạn không cần phải quá lo lắng nếu như thấy vết thương bị chuyển màu nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau.

0/5 (0 Reviews)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây