Vết thương hở bị nhiễm trùng có gây nguy hiểm không?

Vết thương hở bị nhiễm trùng là một điều không thể tránh khỏi khi chúng ta lao động hay sinh hoạt hàng ngày. Lúc đầu thì những vết nhỏ sẽ không đáng chú ý. Nhưng nếu không chăm sóc cẩn thận chúng sẽ để lại nguy hiểm không lường trước.

Nếu trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, việc bị một vết thương lại không hề xa lạ. Nhưng nếu vết thương đó bị hở thì lại là chuyện khác. Hầu hết các vết thương sẽ không được vệ sinh kỹ đều bị nhiễm trùng trong 24 đến 72 giờ kể từ khi bị thương. Nếu bạn không có sự điều trị kịp thời, vết thương hở bị nhiễm trùng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng hơn.

1. Dấu hiệu vết thương hở bị nhiễm trùng

1.1. Sốt

vết thương hở bị nhiễm trùng
Sốt là phản ứng khi xảy ra viêm

Một trong những phản ứng bình thường của cơ thể khi đã xảy ra phản ứng viêm chính là sốt. Nếu gặp vết thương nặng, bạn sẽ có thể bị sốt nhẹ dưới 38°C. Tuy nhiên nếu cơn sốt vẫn còn đang kéo dài và vượt ngưỡng 38,3 độ C hãy nghĩ đến trường hợp nhiễm trùng. 

Bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt. Lâu dần sẽ dẫn đến cảm giác thèm ăn giảm đi nhiều lần.

1.2. Cảm thấy mệt mỏi

Để đánh giá được tổng quan tình trạng cơ thể bạn thì những biểu hiện chung vô cùng quan trọng. Nếu thấy uể oải, mệt mỏi không muốn làm bất cứ việc gì thì đây chính là dấu hiệu báo hiệu cơ thể đang yếu đi.

Khi bản thân đã bị nhiễm khuẩn thì năng lượng cho các hoạt động sống cũng sẽ bị thiếu hụt. Đây cũng là nguyên nhân chính vô tình dẫn đến tình trạng mệt mỏi hay khó chịu. 

1.3. Sưng, đau và nóng đỏ vết thương

Tổn thương bất kì nào trên cơ thể đều sẽ gây ra những cơn đau nhất định. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng đau không được cải thiện và bắt đầu gia tăng thì lại khác. Đây cũng chính là  dấu hiệu cơ thể nhiễm trùng. Cảm giác đau đó sẽ thường đi kèm theo sưng tấy và nóng đỏ. Phản ứng viêm lúc này ở vết thương đang diễn ra mạnh mẽ hơn. Cơ thể đã và đang yếu dần khi bị một lượng lớn vi khuẩn tấn công.

Để xác định được vị trí vết thương nhiễm trùng, hãy quan sát màu đỏ quanh miệng. Tiếp tục kiểm tra xem vết thương có lan rộng không. Điều đó sẽ giúp cho bạn nhận biết được trạng thái viêm nhiễm của vết thương. 

1.4. Chảy dịch mủ màu xanh hoặc có mùi

Thông thường, vết mổ hay vết thương sẽ có tiết dịch trong hay màu hơi vàng. Bạn có thể xử lý tình trạng thoát dịch vết thương bằng băng hay áp lực âm. Nếu dịch tiết ra có mủ hoặc có mùi hôi thì đó là dấu hiệu cơ bản của nhiễm trùng. Bạn nên chú ý quan sát xem vết thương để kịp thời nhận ra sự thay đổi này. 

1.5. Các triệu chứng khác

vết thương hở bị nhiễm trùng
Một số triệu chứng khác

Ngoài những biểu hiện trên thì có thể bạn cũng gặp phải tình trạng buồn nôn. Cảm giác nôn nao cũng đi kèm với sự khó chịu của cơ thể. Lâu dần sẽ làm bạn không muốn ăn. Cảm giác đau cơ bắp ở một số vị trí trên cơ thể cũng sẽ xuất hiện. Ho, khó thở, nhịp thở nhanh, ngắn khác thường cũng là một dấu hiệu cần lưu tâm.

2. Hậu quả vết thương hở bị nhiễm trùng

2.1. Vết thương lâu lành

Hậu quả rõ ràng nhất có thể nhận thấy chính là thời gian hồi phục của vết thương sẽ bị kéo dài. Tình trạng viêm nhiễm ở vị trí xung quanh sẽ làm cản trở đi quá trình lên da non. Cơ thể lúc này phải tập trung toàn bộ nguồn lực đối phó sự xâm nhập của các vi khuẩn. Bên cạnh đó vi khuẩn cũng sẽ sinh sôi để làm phá hủy mô xung quanh. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ làm tăng thêm khó chịu và mệt mỏi người bệnh.

2.2. Nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết cũng là một căn bệnh lý nhiễm khuẩn rất nặng, khả năng nguy hiểm là tử vong cao. Đây là hậu quả lớn nhất khi nhiễm trùng vết thương. Các nghiên cứu đã cho thấy nếu sống sót may mắn sau nhiễm trùng huyết, tỷ lệ tử vong trong 1 năm vẫn đạt tới 26%. Những bệnh nhân đã được điều trị vượt qua tình trạng nguy hiểm cũng sẽ bị nhiều di chứng nặng nề. 

3. Cần làm gì để xử lý vết thương bị nhiễm trùng?

Xử lý nhiễm trùng vết thương hở sẽ còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Những vị trí, tổng tạng sức khỏe và thời gian xuất hiện của vết thương. 

  • Nếu vết thương chỉ đỏ nhẹ, thấm hay chườm nước muối. Tỉ lệ đó là 2 muỗng cà phê muối với 1 lít nước. Sau đó lau khô đi vết thương, sử dụng 3 lần mỗi ngày khoảng 15 phút. 
  • Nếu vết thương đã được khâu thì không được ngâm nước vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sử dụng thêm thuốc điều trị nhiễm trùng, kháng sinh cũng như thuốc giảm đau. Khi được chỉ định thì bạn có thể phẫu thuật để làm sạch đi vết thương. Hoặc để các bác sĩ loại bỏ các mô chết hoặc một số dị vật. 
vết thương hở bị nhiễm trùng
Tham khảo bác sĩ để có phương thức chữa trị hiệu quả

Bị thương là việc phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của nó mà người bệnh có thể tự chữa trị tại nhà. Nhưng nếu để vết thương hở bị nhiễm trùng lại là chuyện khác. Vì thế nếu gặp phải tình trạng trên hãy lập tức đến ngay cơ sở y tế gần nhất để trao đổi với bác sĩ nhé!

0/5 (0 Reviews)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây