Vi khuẩn ăn thịt người là cái tên được nhiều người tìm kiếm vì chính tính chất kỳ lạ cũng như nguy hiểm của nó. Có rất nhiều lời đồn thổi về loài vi khuẩn này nhưng đâu là đúng, còn đâu là lời nói gió bay. Hãy cùng bài viết này tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
- 1. Vi khuẩn ăn thịt người là gì?
- 2. Các loại vi khuẩn gây ra triệu chứng “ăn thịt người”
- 2.1 Liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (group A beta hemolytic streptococcal – GABHS)
- 2.2 Vibrio vulnificus
- 2.3 Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
- 2.4. Vi khuẩn aeromonas hydrophila
- 3. Phân biệt vi khuẩn ăn thịt người và bệnh Whitmore
- 4. Triệu chứng
- 5. Điều trị
- 6. Cách phòng tránh
1. Vi khuẩn ăn thịt người là gì?
Vi khuẩn ăn thịt người chỉ là cách người ta gọi cho dễ nhớ vì theo nghĩa đen thì không có vi khuẩn nào ăn thịt người ở đây cả. “Vi khuẩn ăn thịt người” được giới truyền thông gọi khi nói về chúng vì bản chất các vi khuẩn này gây ra hiện tượng viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis – NF)
Viêm cân mạc hoại tử là một nhiễm khuẩn sâu dưới da không thường gặp, tiến triển rất nhanh. Hội chứng này có nguyên nhân do độc tố của các vi khuẩn gây viêm và phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ.
Loại vi khuẩn hay gây viêm cân mạc hoại tử nhất là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (group A beta hemolytic streptococcal – GABHS). Ngoài ra, còn nhiều loại vi khuẩn ăn thịt người khác gây viêm cân mạc hoại tử, chẳng hạn như Vibrio vulnificus, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Klebsiella, Clostridium (Clostridium perfringens, Clostridium septicum,…), E. coli, Aeromonas hydrophila,…

Viêm cân mạc hoại tử thường được chia làm 2 loại. Viêm cân mạc hoại tử loại I là do nhiễm khuẩn hỗn hợp ( nhiều loại vi khuẩn), thường kết hợp giữa một loài vi khuẩn yếm khí kết hợp với một hoặc nhiều loại vi khuẩn yếm khí tùy nghi. Viêm cân mạc hoại tử loại II là do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A, và giữa hai loại viêm cân mạc hoại tử thì viêm cân mạc hoại tử loại II chiếm đa số trường hợp.
2. Các loại vi khuẩn gây ra triệu chứng “ăn thịt người”
2.1 Liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (group A beta hemolytic streptococcal – GABHS)
Liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A là loại vi khuẩn gram dương, trong môi trường nuôi cấy chúng đứng thành cặp hoặc nối với nhau thành chuỗi với độ dài khác nhau. Trên môi trường nuôi cấy thạch huyết cừu, khuẩn lạc liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A là những cụm có hình tròn, nhỏ, trong suốt tới mờ đục, bao quanh cụm là một vùng hồng cầu bị phá hủy hoàn toàn.
Liên cầu khuẩn nhóm A là loại virus nguy hiểm nhất, gây ra những bệnh lý ở họng và ở da con người.
Loại vi khuẩn này sẽ lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch và chất bài tiết từ mũi và họng của người mắc bệnh. Ngoài ra, việc lây lan cũng diễn ra khi tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hay vết loét bị nhiễm trùng.
2.2 Vibrio vulnificus
Vibrio vulnificus là phẩy khuẩn gram âm có khả năng di động. Vibrio vulnificus là một trong các loài Vibrio (có khoảng 12 loài Vibrio gây bệnh ở người, quen thuộc hơn cả là Vibrio cholerae và Vibrio parahaemolyticus gây nhiễm trùng tiêu hóa cấp tính với biểu hiện là tiêu chảy nghiêm trọng), thuộc họ Vibrionaceae.
Vibrio vulnificus là loại vi khuẩn ăn thịt người vùng biển. Chúng được mệnh danh là “kẻ giết người” thầm lặng nơi đại dương. Chúng thường hay ký sinh trong các loài hải sản, nếu không may ăn trúng, bạn sẽ bị nhiễm khuẩn.

Vi khuẩn Vibrio vulnificus thường sinh sống ở các vùng biển ấm, sinh sôi ở nhiệt độ 200 độ C và có thể giết nạn nhân trong vòng 48h. Tỷ lệ tử vong là 50%, tức là cứ 2 người mắc, sẽ có một người chết.
2.3 Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
Tụ cầu vàng là loại vi khuẩn gram dương, kỵ khí tùy nghi, thuộc họ Staphylococcaceae. Ở môi trường thạch, khuẩn lạc tụ cầu vàng có hình tròn, trơn bóng, sau 24h xuất hiện màu vàng đậm, màu cam hoặc màu trắng.
Vi khuẩn này có tên khoa học là Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin là do một loại vi khuẩn tụ cầu kháng với nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn thông thường.
Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể “ăn” từ da nhỏ cho tới viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng màng trong tim đe dọa tính mạng. Gây ra nhiễm trùng da, ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp nhiễm khuẩn.
2.4. Vi khuẩn aeromonas hydrophila
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila (AH) là loại trực khuẩn gram âm, có khả năng gây bệnh nặng tương tự những loại trực khuẩn gram âm khác gồm vi khuẩn hoại thư sinh hơi, Shigella, Salmonella, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa… Về hình dạng vi khuẩn Aeromonas hydrophila có hình que, có kích thước khoảng từ 0,5 – 1 micrometer chiều rộng và 1 – 3 micrometer chiều dài.
Vi khuẩn Aeromonas Hydrophila trú ngụ chủ yếu ở môi trường nước ấm và cả vùng nước lợ ven biển, nơi nào có nhiệt độ nóng ấm. Chúng tiết ra độc tố tựa như vi khuẩn Vibrio Cholerae gây bệnh tả nên khi nhiễm phải, sẽ bị ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như các triệu chứng lâm sàng của bệnh tả.
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh cho các loài tôm, cá, ếch, nhái, bò sát là chủ yếu. Vì vậy khi ăn trúng dễ có nguy cơ mắc phải và trong những trường hợp người có nguy cơ cao như da bị vết cắt, trầy xước, mụn nhọt, lở loét… có tiếp xúc với nguồn nước bẩn thì có nguy cơ nhiễm bệnh.
3. Phân biệt vi khuẩn ăn thịt người và bệnh Whitmore
Không chỉ có các bài báo, nhiều người dân hiện nay cũng đang bị lầm tưởng giữa 2 căn bệnh đang hoành hành này, bảng dưới đây sẽ phân biệt giữa vi khuẩn ăn thịt người và bệnh Whitmore hay còn gọi là Melioidosis.
Tiêu chí | Vi khuẩn ăn thịt người | Bệnh Whitmore ( Melioidosis ) |
Tên vi khuẩn | Aeromonas hydrophila | Burkholderia pseudomallei |
Khu vực sinh sống | Chủ yếu tìm thấy ở nơi có khí hậu ấm áp, trong nước ngọt hoặc nước lợ, nước bẩn, bùn, cống rãnh | Vi khuẩn có trong bùn, đất, nước không sạch |
Thời gian ghi nhận | 1980 | 1950 |
Mức độ lấy lan | Khó lây | Không thể lây từ người sang người |
Đường lây nhiễm chủ yếu | Vết cắt nhỏ, trầy xước, phẫu thuật. | Vùng da trầy xước tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn.Hít phải bụi bẩn chứa vi khuẩn |
Triệu chứng | Thể biến dị ở người: tiết hai độc tố gây ra hiện tượng “ăn thịt người” (necrotizing fasciitis) nhiễm trùng nghiêm trọng hủy hoại mô, có thể gây mất các chi thậm chí là tử vongThể thông thường: gây bệnh “đốm đỏ” lở loét, nhiễm trùng ở cá, tôm, baba,… Đối với người thì nhiễm trùng nhẹ, tự lành. | Cấp tính: sốt, suy hô hấp, co giật hoặc viêm phổi kéo dài, sốt kéo dài.Loét hoại tử một hay nhiều vùng da trên ngườiNgười bị phổi, thận, tiểu đường mãn tính dễ bị sốt cao, đau cơ, ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ-gan-lách, viêm phổi và sẽ tử vong nếu không điều trị kịp thời |
Phòng ngừa | Tiêm vaccine phòng bệnh | Vệ sinh sạch sẽ |
Phòng tránh | Khi có các vết thương ngoài da không nên đi đến các vùng nước dơ, bẩn để tắm.Sau khi bơi, vệ sinh bằng xà phòng hoặc cồn để tẩy xách chất hữu cơ bám vào cơ thể |
4. Triệu chứng
Các triệu chứng khi mắc phải là thường xuất hiện trong 24h đầu sau khi nhiễm bệnh và thường biểu hiện kết hợp với nhau chứ không đơn lẻ. Các triệu chứng gồm:
Đau rát nhiều hơn mức độ đau bình thường ở chỗ có vết thương trên cơ thể.
Khu vực xung quanh vết thương sưng lên, nóng và bị đỏ.
Đi kèm các triệu chứng của cúm như: tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, sốt.
làm cơ thể mất nước, do đó bạn sẽ khát nước nhiều.
Với những dấu hiệu trên, người ta sẽ dễ lầm tưởng vi khuẩn ăn thịt người với bệnh cảm cúm nhẹ thông thường. Nhưng 3-4 ngày sau, các triệu chứng sẽ bắt đầu rõ rệt hơn:
- Vết thương sưng to, xuất hiện ban màu tím.
- Các vùng da lớn chuyển sang màu tím, sau đó xuất hiện các mụn nước chứ đầu dịch sẫm màu, có mùi khó chịu.

- Da mất màu, bong da, tuột da khi hoại thư mô xảy ra.
Sau 4-5 ngày sau khi nhiễm, các triệu chứng đã thành biến chứng nặng hơn
- Tụt huyết áp nghiêm trọng.
- Sốc nhiễm độc.
- Lơ mơ, hôn mê.
5. Điều trị
Khi có dấu hiệu của viêm cân mạc hoại tử do vi khuẩn này gây ra, cần phải có hướng điều trị kịp thời để tránh các hậu quả sau này:
- Sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch.
- Ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn ăn thịt người bằng việc phẫu thuật loại bỏ phần mô tổn thương hoặc bị hoại tử.
- Sử dụng thuốc nâng huyết áp.
- Cắt cụt các chi bị tổn thương nếu vi khuẩn “ăn” nhanh, lây lan rộng.
- Sử dụng liệu pháp oxy cao áp (hyperbaric oxygen therapy – HBOT) để điều trị vết thương.
- Theo dõi tim mạch, hỗ trợ oxy.
- Truyền máu.
- Truyền kháng thể để hỗ trợ chống nhiễm vi khuẩn ăn thịt người.
6. Cách phòng tránh
Vi khuẩn ăn thịt người dù khó mắc phải nhưng một khi nhiễm và để chúng trong cơ thể đủ lâu thì các hệ lụy nó đem lại cũng khó lường. Có khi ảnh hưởng đến cả phần đời còn lại của chúng ta. Vì vậy cần “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với các phương pháp sau:
- Không nên ăn hàu sống hoặc nấu chưa chín hoặc các loại động vật có vỏ khác. Điều này sẽ dễ đưa vi khuẩn ăn thịt người vào cơ thể. Bạn cần nấu chín kĩ trước khi ăn.
- Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với động vật có vỏ sống.
- Tránh xa nước mặn hoặc nước lợ nếu bạn có vết thương (bao gồm vết cắt và vết trầy xước), có khả năng vi khuẩn ăn thịt người có thể tiếp xúc với nước mặn hoặc nước lợ, hải sản sống. Nước lợ là vùng nước ở cửa sông đổ ra biển.
- Rửa vết thương và vết trầy xước kỹ bằng xà phòng hoặc các dung dịch tẩy rửa nếu chúng đã tiếp xúc với nước biển hoặc hải sản sống.
- Nếu da bạn có dấu hiệu của sự nhiễm trùng khi tiếp xúc với nước muối hoặc nước lợ, hải sản sống thì hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
- Những người mắc bệnh gan, bệnh thận, tiểu đường hoặc các tình trạng làm suy yếu hệ thống miễn dịch có nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn. Họ nên tránh ăn động vật sống và nên chăm sóc da thật tốt.
- Bảo vệ các vết thương khi phải di chuyển trong vùng nước dơ, nước lợ, có thể dùng gạc che lại cùng với ủng hay quần áo bảo hộ.
- Sử dụng các phương pháp an toàn vệ sinh như đeo găng tay khi chế biến hải sản tươi sống.
Trên đây là những thông tin xác thực về vi khuẩn ăn thịt người. Đây là căn bệnh dù rất hiếm gặp thậm chí các thể biến dị của chúng lại càng khó mắc phải hơn. Nhưng vẫn phải có các phương pháp phòng bệnh cung như các hiểu biết về chúng, vì khi nhiễm rất nguy hiểm và gây hậu họa khôn lường về sau.
Xem thêm: